Chó Becgie là loại chó dũng cảm,
thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức
tính cần thiết nhất mà chó phải có.
1 – Bản chất
và tính cách
Vì những đức tính trên nên chó rất
thích hợp với việc bảo về kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đôi,
công an.
Nhờ mũi thính nó cũng được
làm chó săn , phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực luợng
chuyên nghiệp .
Hình dáng bên ngoài:
Giống chó GSD khi trưởng thành không
quá to và cũng không quá nhỏ.
- Chó cái: Nặng khoảng từ 32kg đến
37kg (Có thể dao động 1kg hoặc 2kg). Chiều cao đến bả vai
là khoảng 57,5cm.
- Chó đực: Nặng khoảng từ 37kg đến
45 kg. Chiều cao đến bả vai là 65cm.
Chó GSD có thể chất tốt, cơ bắp
săn chắc (Nếu không được vận động thường xuyên chó sẽ trở nên ốm
yếu, kém năng động và hỏng mất thế đứng của 2 chân sau).
- Bộ xương có cấu trúc khô,
cơ chắc, bộ lông ngắn và không thấm nước (Tuy nhiên vẫn còn một
số loại GSD lông dài).
Nhìn tổng thể một chú GSD ta sẽ thấy đấy
là một bức tranh đẹp về sức mạnh hoang dại, sự thông minh
và tích cách linh hoạt mà ít có giống chó nào sánh kịp.
(Theo một số diễn đàn về chó của nước ngoài thì họ nhận định
về chó GSD là nhất - Hội tụ đầy đủ - thông tin
trên này
a) Đầu chó:
Chiều rộng của đầu
chó phải tương xứng với chiều dài của thân chó, với chó đực
thì to hơn một chút so với chó cá.
Mõm chó chắc,
lưỡi chó thì khô và tốt.
b) Bộ răng:
Răng chó phải
khỏe và chắc có đủ 42 chiếc. Hàm trên có 22 răng
và hàm dưới có 20 răng. (Cái này thì hơi khó vì ít khi
chúng ta đếm được).
Răng cửa của hàm dưới
phải bắt chéo hay giao nhau với chiếc răng cửa hàm trên . Giữa hai răng
màcó một khoảng cách lớn là không tốt. ngoài ra hàm răng
chó cũng phải chắc và khỏe .
c) Tai chó:
Tai chó dựng thẳng đứng,
vểnh ra đằng trứơc (Đối với chó trưởng thành) GSD thuần chủng
theo đúng như qui định do liên đoàn Bệcgiê Đức sau
quá trình nuôi dưỡng đã đúc kết sẽ không dựng tai trước 6
tháng, cá biệt khoảng 5 tháng rưỡi nhưng không quá sớm. Tuy
nhiên ở VN chúng ta thì khó có thể như vậy,
do điều kiện khí hậu, môi trưòng, thường ở VN thì khoảng
4-5 tháng là đã dựng tai hết. Những chú chó đang thời kỳ mọc
răng đến 6 tháng tuổi vẫn còn hơi cụp vào.
d) Mắt chó:
Mắt
chó hình hạnh nhân, hơi nghiêng nhưng không lồi ra.
Màu lông vàng quanh
mắt chó hơi xẫm màu. Qua đó thể hiện sự tinh nhanh, tự tin,
năng động và vững vàng của chó.
e) Cổ chó:
Cổ chó nếu
theo tầm nhìn ngang thì nằm ở góc khoảng 450. Khi bị tức giận
và kích thích thì nó sẽ cao hơn 450, ngược lại khi chạy dao
chơi nó sẽ thấp hơn một chút .
f) Thân chó:
Chiều dài của
thân chó khoảng từ 110 > 117 cm tương với chiều cao của bả vai
chó. Ngực chó từ 45 – 48 cm tương xứng với chiều cao chó.
Ngực chó thì nên rộng và hiện rõ xương xườn dài. Ngực
chó mà tôt thì mới có thể hoạt động được tốt.
Ngực chó quá tròn thì sẽ tạo ra sự rối loạn
và khuỷu chân sẽ bị dãn ra. Ngược lại nếu ngục
chó mà phẳng quá thì khuỷu chân sẽ bị co lại .
g ) Lưng chó:
Giữa bả vai vai
và mông chó không được phép quá dài (Mất cân đối về hình
thể)
Hông phải rộng
và chắc. Mông dài và hơi cong
Mông mà thẳng
quá là không tốt.
h) Đuôi chó:
Ở trạng thái
bình thường thì đuôi chó thong xuống nhưng hơi cong. Khi huấn luyện
thì se cong lên và độ dài của nó chúng ta có thể cầm
tay vuốt xuống đất vẫn còn thừa một đoạn.
Đuôi
chó không được phép thẳng đuột và soắn lại (Chó nhát và thiếu
thông minh).
Xương bả vai
phải dài, nghiêng góc
Nhìn ngang phải thẳng,
cổ chân to và chắc chắn.
Bắp đùi rộng
và cơ bắp. Nói chung tất cả các bộ phân từ mông
chó trở xuống phải rắn chắc (Nên phải cho chó vận động thuờng
xuyên mới đạt ) để có thể khi huấn luyện sẽ tốt.
k) Bàn chân chó:
Tròn, ngắn
và hơi cong
Gan ban chân phải
chắc không được khô và nứt nẻ
Móng chân phải
chắc, ngắn, màu tối.
l) Màu sắc:
Chó GSD có hai màu
cơ bản là màu: Vàng lửa pha đen. Màu thanh xám tàn thuốc
lá . (Màu đen tuyền cũng có nhưng ít và hay được
dung trong quân đội).
Những con
chó đến khi trưởng thành mới phân biệt được màu thật của lông
chó nếu chọn lúc nhỏ thì dựa vào lông của chó bố mẹ.
Lông của chó con đến 90 phần trăm màu của bố và cá biệt
có đàn 7 con chó con có 3 mảng màu khác nhau là do di truyền đột
biến (Xem phả hệ của chó sẽ thấy một đời nào đấy
có màu như vậy).
Lông chó GSD thuần
chủng thường ngắn và không thấm nước (Cá biệt có con lông dài
nhưng không nhiều và chăm sóc khá vất vả).
Một năm chó rụng
và mọc lông một lần khi đổi từ hè sang đông
(Mùa đông lông chó sẽ mọc dài hơn) chúng ta cần phải chải
và chăm sóc kỹ trong thời kỳ này .
2. Về bộ lông :
a. Ở đầu, tai, chân và ngón
chân cái thì lông mọc ngắn. Ở phía cổ thì lông mọc dài
hơn phía sau kheo chân trước và kheo chân sau. Chiều dài của các con
chó cũng khác nhau nhưng không quá cách biệt.
b. Lông ở tai
, sau tai và phía sau khuỷu chân thường ở phía hông lông chó mọc
dài hơn. Lông ở đuôi mọc không quá rậm và lông không thấm
nước.
c. Lông của chó có 2 loại dài
và ngắn. Loại chó có bộ lông dài thì thấm nước
và không được tốt lắm so với loại lông ngăn không thấm nước.:
3.Về sinh sản
- Sau khi chó cái giao phối xong,dự đoán chó
có chửa,phải nuôi dưỡng đúng,ngoài khẩu phần ăn bình thường cần bồi dưỡng thêm
có thể mỗi ngày cho ăn thêm từ 80-100 gam thịt nạc hoặc 2 quả trứng,có thể cho
ăn thêm sữa tươi.
- Trong 30 ngày đầu thai chưa rõ,chỉ từ
tháng thứ 2 trở đi mới tháy rõ bụng và các hiện tượng ở con cái như:trọng lượng
tăng lên nhanh,thân hình to ra,bầu vú căng dần .iệc nuôi chó cái đúng kỹ thuật
cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bào thai phát triển bình thường trong thời kỳ
đầu mang thai,cho ăn mỗi ngày 3 bữa,4 bữa những bữa ăn giảm về khối lượng nhưng
tăng về chất lượng.
-Khi chó mẹ mang thai khoảng 58 ngày thì
chó mẹ bắt đầu tìm tổ đẻ.thời gian đẻ từ 3-10 giờ là xong. Thời gian chó mẹ
nuôi con cần phải chú ý nhiều thêm. Cần tăng cường dinh dưỡng cho chó mẹ.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ : MR Trung.
SĐT :0303503530
Email :trangtraininhbinh@gmail.com
Chúc các bạn thành công !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét