Cách phân biệt nhím đực với nhím cái:
+ Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, nếu thấy gai giao cấu lộ rõ là nhím đực, không thấy gai giao cấu là nhím cái.
+ Đối với nhím trưởng thành, thì nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông đạp chân phành phạch, tấn công đối phương. Không cho bất cứ nhím đực khác xâm phạm lãnh thổ và đàn nhím cái nó kiểm soát. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ.
+ Cũng có thể bắt nhím cho vào rọ hẹp hoặc quấn lưới xung quanh mình nó. Sau đó ta nhấc nó lên và lấy ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục của nhím cách hậu môn 2 -3cm. Nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, còn không có biểu hiện nhô ra là nhím cái.
Các đặc tính sinh sản của nhím:
+ Tuổi phối giống của nhím cái ở 10 -12 tháng tuổi.
+ Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và quan sát thì thấy nhím mỗi năm sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 1 - 3 con.
+ Thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục.
+ Thời gian mang thai của nhím từ 95 - 100 ngày thì đẻ, và âm thầm đẻ về đêm. Sau sinh sản 1 tháng nhím cái động dục trở lại.
+ Biểu hiện động dục của nhím: Nhím cái giảm ăn có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên. Còn ở nhím đực chúng chạy lăng xăng quanh chuồng, mũi hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.
Cách cho phối giống:
+ Khi nuôi nhím ta phải nhốt riêng đực và cái mỗi con 1 ô. Mỗi con đực cho phụ trách không quá 8 con cái và luân chuyển đực cái nhằm tránh cận huyết. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhím cái cho chúng phối. Nhưng nếu nhím cái đang nuôi con cần bắt nhím con ra chỗ khác trước khi thả nhím đực, đề phòng nhím đực cắn chết nhím con. Thường thì ta cho nhím đực ở cùng nhím cái trong thời gian động dục là 4 - 6 ngày, sau đó ta đưa nhím đực ra nhốt riêng. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đậu cho nhím đực.
Cách chăm sóc nuôi dưỡng trong quá trình mang thai và sinh sản:
Khi nhím cái mang thai cần tăng cường cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng. Khu vực chuồng nuôi cần để yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, tắm mát về mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Theo dõi hàng ngày nếu thấy có biểu hiện khác thường, cần nhờ cán bộ thú y giúp đỡ ngay. Trước đẻ 1 -2 ngày cần nhốt riêng từng đàn ra. Nên làm tường phân cách giữa các ô, tường có thể xây bằng gạch hoặc chắn tôn cao 20 -30cm (nếu chắn bằng tôn thì phải sát mặt nền). Nhằm tránh hiện tượng nhím cắn chân con của đàn khác thò sang ô của chúng. Khi nhím mẹ đẻ xong thường phủ con dưới bụng, để ủ ấm cho con. Ta cần thận trọng giữ ấm cho đàn nhím. Một tuần đầu nhím con cần nhiệt độ từ 25 - 300C.
Theo báo nông nghiệp
+ Khi nhím còn nhỏ, có thể cho nhím con nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, nếu thấy gai giao cấu lộ rõ là nhím đực, không thấy gai giao cấu là nhím cái.
+ Đối với nhím trưởng thành, thì nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông đạp chân phành phạch, tấn công đối phương. Không cho bất cứ nhím đực khác xâm phạm lãnh thổ và đàn nhím cái nó kiểm soát. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình mập và ngắn hơn, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ.
+ Cũng có thể bắt nhím cho vào rọ hẹp hoặc quấn lưới xung quanh mình nó. Sau đó ta nhấc nó lên và lấy ngón tay gãi nhẹ vào cơ quan sinh dục của nhím cách hậu môn 2 -3cm. Nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, còn không có biểu hiện nhô ra là nhím cái.
Các đặc tính sinh sản của nhím:
+ Tuổi phối giống của nhím cái ở 10 -12 tháng tuổi.
+ Theo nhiều tài liệu nghiên cứu và quan sát thì thấy nhím mỗi năm sinh sản 2 lần, mỗi lần từ 1 - 3 con.
+ Thời gian động dục kéo dài 3 - 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục.
+ Thời gian mang thai của nhím từ 95 - 100 ngày thì đẻ, và âm thầm đẻ về đêm. Sau sinh sản 1 tháng nhím cái động dục trở lại.
+ Biểu hiện động dục của nhím: Nhím cái giảm ăn có khi bỏ ăn, đi lại loanh quanh trong chuồng và hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào, chúng đứng yên và cong đuôi lên. Còn ở nhím đực chúng chạy lăng xăng quanh chuồng, mũi hít hít, ngửi ngửi, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên.
Cách cho phối giống:
+ Khi nuôi nhím ta phải nhốt riêng đực và cái mỗi con 1 ô. Mỗi con đực cho phụ trách không quá 8 con cái và luân chuyển đực cái nhằm tránh cận huyết. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhím cái cho chúng phối. Nhưng nếu nhím cái đang nuôi con cần bắt nhím con ra chỗ khác trước khi thả nhím đực, đề phòng nhím đực cắn chết nhím con. Thường thì ta cho nhím đực ở cùng nhím cái trong thời gian động dục là 4 - 6 ngày, sau đó ta đưa nhím đực ra nhốt riêng. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm các loại thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đậu cho nhím đực.
Cách chăm sóc nuôi dưỡng trong quá trình mang thai và sinh sản:
Khi nhím cái mang thai cần tăng cường cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng, đủ các hàm lượng chất khoáng. Khu vực chuồng nuôi cần để yên tĩnh, tránh chấn động mạnh. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại hàng ngày, tắm mát về mùa hè, giữ ấm về mùa đông. Theo dõi hàng ngày nếu thấy có biểu hiện khác thường, cần nhờ cán bộ thú y giúp đỡ ngay. Trước đẻ 1 -2 ngày cần nhốt riêng từng đàn ra. Nên làm tường phân cách giữa các ô, tường có thể xây bằng gạch hoặc chắn tôn cao 20 -30cm (nếu chắn bằng tôn thì phải sát mặt nền). Nhằm tránh hiện tượng nhím cắn chân con của đàn khác thò sang ô của chúng. Khi nhím mẹ đẻ xong thường phủ con dưới bụng, để ủ ấm cho con. Ta cần thận trọng giữ ấm cho đàn nhím. Một tuần đầu nhím con cần nhiệt độ từ 25 - 300C.
Theo báo nông nghiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét