1. Nguồn gốc:
Nguồn gốc xuất xứ của giống lợn Móng Cái là các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh. Những năm 60-70 thế kỷ trước cùng với lợn ỉ, giống lợn Móng Cái được phát triển mạnh, nuôi nhiều ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Từ sau năm 1990 giống lợn bản địa năng suất thịt thấp đã phải nhường chỗ cho các giống lợn lai cao sản, lợn lai siêu nạc nhập nội từ nước ngoài. Tuy nhiên, do thị hiếu của người tiêu dùng trong nước nên mấy năm gần đây giống lợn Móng Cái đã được nuôi nhiều vì cho hiệu quả kinh tế khá cao.
Nguồn gốc xuất xứ của giống lợn Móng Cái là các vùng Hà Cối (huyện Đầm Hà) và Tiên Yên (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh. Những năm 60-70 thế kỷ trước cùng với lợn ỉ, giống lợn Móng Cái được phát triển mạnh, nuôi nhiều ở hầu hết các tỉnh miền Bắc. Từ sau năm 1990 giống lợn bản địa năng suất thịt thấp đã phải nhường chỗ cho các giống lợn lai cao sản, lợn lai siêu nạc nhập nội từ nước ngoài. Tuy nhiên, do thị hiếu của người tiêu dùng trong nước nên mấy năm gần đây giống lợn Móng Cái đã được nuôi nhiều vì cho hiệu quả kinh tế khá cao.
2. Đặc điểm:
2.1. Ngoại hình: Đầu đen, giữa trán có một điểm trắng hình tam giác hay bầu dục. Mõm trắng, giữa vai và cổ có vành trắng vắt ngang kéo dài tới bụng và 4 chân. Lưng và mông màu đen kéo dài xuống 1/2 bụng và bịt kín mông tạo thành lang “yên ngựa”. Lợn có đầu to, mõm bé, dài vừa phải, cổ ngắn và to, lưng dài, rộng, hơi võng. Bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi; lông thưa và nhỏ, da mỏng, mịn; bốn chân tương đối cao và thẳng, móng xòe, đa số có 12 vú trở lên.
Lợn Móng Cái có 2 nòi khác nhau: Nòi xương nhỡ (nông dân quen gọi là lợn xương to) và nòi xương nhỏ. Nòi xương nhỡ có khối lượng lớn (140-170kg, có con tới 200 kg), lập mỡ chậm, 8-9 tháng mới bắt đầu, đa số có 14 vú, một số ít có 12 vú, thường đẻ 10-12 con/lứa. Nòi xương nhỏ có tầm vóc bé hơn, khối lượng nhỏ hơn (tối đa 85kg), lập mỡ sớm từ 6 tháng, đa số có 12 vú, số ít có 14 vú, mỗi lứa trung bình đẻ 8-9 con.
2.2. Giá trị kinh tế: Lợn nuôi béo giết thịt ở 8-10 tháng đạt từ 50-55kg trở lên, tỷ lệ thịt xẻ 68-71%; Da mỏng, xương nhỏ, thịt mềm, mỡ thơm, tỷ lệ nạc 35-38%, tỷ lệ mỡ 35-36%, ăn ngon, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc) nên bán được giá cao, cho hiệu quả kinh tế cao.
2.3. Tính trạng đặc biệt: Sinh sản tốt, nuôi con khéo là đặc điểm tốt nhất của lợn Mong Cái. Lợn Móng Cái dễ nuôi, ít bệnh tật, chịu kham khổ nên có thể tận dụng được nguồn thức ăn tự chế biến tại chỗ, tiết kiệm được chi phí so với lợn ngoại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét